Bạo lực gia đình hiện đang là vấn nạn trong đời sống hằng ngày, đặc biệt tình trạng nạn nhân là phụ nữ đang ở mức báo động. Vậy nếu bị bạo hành, phụ nữ cần làm gì để được giúp đỡ?.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách tính chi phí mua bán nhà đất chi tiết. Phí công chứng nhà đất ai chịu?.

1. Bạo lực gia đình là gì?

Theo Điều 2 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, bạo lực gia đình được định nghĩa như sau:

Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

Bạo lực gia đình không chỉ giới hạn trong trường hợp các thành viên gia đình đã đăng ký kết hôn. Thậm chí, nó còn áp dụng cho các trường hợp trong đó nam và nữ chung sống như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn.

>>> Xem thêm: Có thể bạn chưa biết: 5 bí kíp tìm đối tác kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp.

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 cụ thể quy định các hành vi bạo lực gia đình tại Khoản 1 Điều 2 gồm:

Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Bạo lực gia đình là gì?

2. Cần giúp đỡ, phụ nữ bị bạo hành phải làm gì?

Khoản 1 Điều 5 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định về quyền của nạn nhân bạo lực gia đình gồm:

Xem thêm:  Kết hôn được nghỉ mấy ngày? Có được trả lương không?

– Được quyền yêu cầu bảo vệ sức khoẻ, tính mạng, nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp khác từ cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.

– Được yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc giữa mình với người bạo lực gia đình mình.

– Được cung cấp dịch vụ y tế, pháp luật, tư vấn tâm lý.

– Được bố trí nơi tạm lánh, giữ bí mật về nơi tạm lánh, thông tin khác

Căn cứ khoản 1 Điều 18 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận tin báo về bạo lực gia đình là công an gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực.

Ngoài ra, Toà án là cơ quan có thể đưa ra quyết định cấm tiếp xúc giữa người bạo lực với người bị bạo lực gia đình.

Các cơ sở trợ giúp nạn nhân bị bạo lực gia đình gồm thực hiện chăm sóc, tư vấn, tạm lánh, hỗ trợ các điều kiện cần thiết khác gồm: Cơ sở khám chữa bệnh; cơ sở bảo trọ xã hội; hỗ trợ và tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.

Cần giúp đỡ, phụ nữ bị bạo hàng phải làm gì?

>>> Xem thêm: Địa chỉ văn phòng công chứng ngoài giờ hành chính, ngoài trụ sở miễn phí dịch vụ.

Trên đây là bài viết giải đáp về câu hỏi Phụ nữ bị bạo hành, cần phải làm gì để được gíup đỡ?. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

Xem thêm:  Ở chung cư có phải đóng thuế đất không?

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

>>> Thủ tục chứng thực chữ ký, quy trình chứng thực theo đúng quy định như thế nào?

>>> Cộng tác viên viết bài hiệu quả, doanh thu cao cho doanh nghiệp.

>>> Phí dịch vụ sang tên sổ đỏ ai chịu và sang tên sổ đỏ hết bao nhiêu tiền?.

>>> Không đăng ký kết hôn, con có được mang họ cha không?

>>>Địa chỉ văn phòng công chứng dịch thuật lấy ngay, uy tín, đảm bảo chất lượng hoàn hảo.

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *