Văn bản nói chung và văn bản hành chính là phương tiện truyền tải thông tin phổ biến Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ văn bản hành chính là gì? Bài viết sau đây sẽ tập trung phân tích rõ khái niệm và các khía cạnh của văn bản hành chính.

>>>Xem thêm: Địa chỉ phòng công chứng uy tín, miễn phí ký ngoài trụ sở tại quận Cầu Giấy Hà Nội.

1. Văn bản hành chính là gì?

Theo Điều 3 của Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ về công tác văn thư, “văn bản hành chính là tài liệu hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, và xử lý công việc của các cơ quan và tổ chức.”

Dựa trên định nghĩa này, có thể hiểu văn bản hành chính là loại tài liệu thường được sử dụng để truyền đạt thông tin và yêu cầu từ các cấp trên xuống, hoặc để thể hiện ý kiến và nguyện vọng của cá nhân hoặc tập thể đến các cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền xử lý.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách tính chi phí công chứng đơn giản và chính xác theo đúng quy định pháp luật.

Văn bản hành chính mang tính chất của quy phạm pháp luật của Nhà nước và chi tiết hóa việc thực hiện các tài liệu pháp quy, đồng thời hỗ trợ trong việc xử lý các vụ việc cụ thể trong quá trình quản lý.

Văn bản hành chính là gì?

2. Gồm những loại nào?

Vậy từ định nghĩa trên, những hình thức văn bản được tính là văn bản hành chính là gì?

Trên thực tế, văn bản hành chính rất đa dạng và phong phú về thể loại cũng như tên gọi. Cách phân loại phổ biến hiện nay là phân loại theo mục đích ban hành văn bản.

2.1 Văn bản hành chính có mục đích dùng để thông tin giao dịch

– Công văn

Công văn là loại dùng để trao đổi, giao tiếp giữa cơ quan nhà nước với nhau, giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, giữa cơ quan

nhà nước với với công dân để giải quyết vì lợi ích chung nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước của cơ quan ban hành văn bản.

Ví dụ: Công văn chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội: Về việc tăng cường quản lý đảm bảo công tác kiểm tra an toàn thực phẩm, tuyệt đối không để các trường hợp kinh doanh thực phẩm bẩn trong địa bàn thành phố.

Xem thêm:  Không đóng BHXH có phải nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động?

Tờ trình là một dạng được các cơ quan nhà nước sử dụng để đề xuất cho cấp trên có thẩm quyền xem xét và phê duyệt một vấn đề mới phát sinh trong quá trình hoạt động của cơ quan, nhằm thực hiện chức năng quản lý và điều hành theo quy định của cơ quan đó.

Một ví dụ cụ thể về tờ trình có thể là tờ trình đề xuất việc phê duyệt quy trình thủ tục xử lý hồ sơ và tài liệu hết giá trị trong hệ thống của Kiểm toán Nhà nước.

Báo cáo

Báo cáo là một loại văn bản được sử dụng để thể hiện tình hình thực tế, trình bày kết quả thực hiện công việc trong hoạt động của cơ quan hoặc tổ chức. Nó được sử dụng như một cơ sở để đánh giá tình hình và đề xuất các chủ trương, giải pháp mới.

Ví dụ: Báo cáo về tình hình hoạt động của Cục thuế tỉnh Vĩnh Long trong quý I năm 2023.

Thông báo

Thông báo là một dạng văn bản có nhiệm vụ truyền đạt thông tin cho cá nhân hoặc tổ chức liên quan để họ biết và có thể thực hiện các công việc cần thiết nhằm thực hiện chức năng quản lý và điều hành một cách hiệu quả nhất.

>>>Xem thêm: Quy trình hướng dẫn làm thủ tục công chứng mới nhất, cần chuẩn bị những hồ sơ gì?.

2.2 Văn bản hành chính dùng để ghi nhận sự kiện

Đây là loại văn bản ghi lại các sự kiện trên thực tế làm căn cứ cho các quyết định và hành động hoặc là ghi nhận các các sự kiện pháp lý phát sinh dựa trên cơ sở quyết định khác. Nhóm văn bản này bao gồm biên bản kết luận, giấy ủy nhiệm, giấy giới thiệu, giấy đi đường..

Văn bản hành chính thông thường gồm những loại nào?

Trên đây là bài viết giải đáp về câu hỏi Văn bản hành chính là gì? Văn bản hành chính gồm những loại nào?. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Xem thêm:  Nhờ người khác đi chứng thực Sơ yếu lý lịch được không?

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

>>> Hướng dẫn thủ tục công chứng văn bản thoả thuận phân chia thừa kế có cần công chứng không?.

>>> Cách tìm cộng tác viên bán hàng hiệu quả, đem lại doanh thu cao cho doanh nghiệp.

>>> Thủ tục chứng thực chữ ký cần chuẩn bị những hồ sơ, giấy tờ gì? Mất thời gian bao lâu?.

>>> Hướng dẫn tính chi phí công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế chính xác nhất theo quy định của pháp luật.

>>> Đảng viên ly hôn có phải báo cáo chi bộ không?. Đảng viên ly hôn có bị kỷ luật không?.

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *