Tình trạng bạo lực học đường ở Việt Nam hiện nay đang trở nên ngày càng phổ biến và phức tạp. Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng, khi mỗi ngày chứng kiến những sự cố ẩu đả, đánh nhau diễn ra ngay trong khuôn viên trường học, cũng như những bài đăng chứa nội dung chửi bới, xúc phạm, đe dọa trên các nền tảng mạng xã hội,… và ngày càng đa dạng hoá hình thức. Dưới đây là phân tích của Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ giải đáp bạn đọc vấn đề bạo lực học đường này.

1. Thế nào là bạo lực học đường?

Bạo lực học đường có thể hiểu là những hành vi gồm việc hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, ảnh hưởng đến sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, đuổi khuất; cùng với các hành động khác có chủ đích gây tổn hại về mặt thể chất và tinh thần đối với các đối tượng, trong phạm vi cơ sở giáo dục hoặc bên ngoài.

Tình trạng bạo lực học đường

Bạo lực học đường đang ngày càng đa dạng hoá hành vi, dưới đây là một số hành vi phổ biến ở thời điểm hiện tại:

+ Bạo lực thể chất: Các trường hợp xung đột đánh nhau giữa học sinh, một dạng của bạo lực học đường, thể hiện thông qua việc sử dụng vũ lực để đe dọa, mang theo vũ khí đến trường, tạo nhóm để thực hiện hành động đánh nhau, hành hạ, tra tấn, hay thực hiện hành vi đánh hội đồng,… nhằm tác động trực tiếp lên cơ thể, đưa họ rơi vào tình trạng không thể tự bảo vệ, đồng thời tạo ra những hậu quả nặng nề về sức khỏe và tính mạng cho những người bị ảnh hưởng.

+ Bạo lực tinh thần: Sử dụng ngôn từ xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đày nghiến, chà đạp nhắm vào nhân phẩm gây ra tổn thương về mặt tinh thần, đẩy người bị hại vào hướng suy nghĩ tiêu cực, tạo ra tình trạng bất an và sợ hãi.

+ Bạo lực tình dục: Là hành vi quấy rối tình dục, hiếp dâm, và các hành động tương tự đối với học sinh, sinh viên. Đặc biệt, tình trạng này ngày càng gia tăng trong đó học sinh nữ thường là đối tượng chịu nhiều áp lực về quấy rối tình dục tại trường. Đây là một trong những dạng bạo lực học đường khủng khiếp và đáng lo ngại nhất.

>>> Xem thêm tại: Trong gia đình có phụ nữ bị bạo hành cần làm gì?

2. Nguyên nhân và hậu quả dẫn tới hành vi bạo lực học đường hiện nay

2.1 Nguyên nhân

Bạo lực học đường thường xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau:

+ Mâu thuẫn giữa cá nhân: Từ những ân oái nhỏ nhưng ở độ tuổi đang dậy thì, suy nghĩ của học sinh, sinh viên còn chưa đủ tỉnh táo, hiếu thắng, muốn thể hiện bản thân, hướng tới việc dùng các hành động “đáp trả” những tổn thương cả về tinh thần lẫn sức khoẻ cho đối phương.

+ Yếu tố môi trường: Sự thiếu gắn kết giáo dục trong gia đình, hoàn cảnh gia dình cũng là một lý do làm cho tình trạng bạo lực gia tăng. Thêm vào đó, nhà trường chưa có hệ thống kiến thức trang bị kỹ năng sống, quy trình xử lý cò lỏng lẻo đối với hành vi này.

Xem thêm:  Nhiệm vụ và quyền hạn của Thẩm phán

+ Yếu tố xã hội: Xã hội còn thờ ơ với những hành vi bạo lực, giải pháp chưa thiết thực, nhất quán.

2.2 Hậu quả

Dưới đây là một số hậu quả của bạo lực học đường khi thiếu sự quan tâm của cộng đồng, nhà trường, gia đình:

+ Với nạn nhân: sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần của các nạn nhân chịu bạo lực sẽ bị tổn thương; sẽ luôn cảm thấy lo lắng, sợ hãi, và ám ảnh khi đến trường. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển cả về thể chất và trí lực của các mầm non đất nước.

+ Với người thực hiện hành vi bạo lực: bị bạn cùng lớp xa lánh, cô lập.

+ Với giáo dục: công tác giáo dục đối mắt với sự chỉ trích, môi trường đào tạo bị rối loạn làm môi trường học đường bị ảnh hưởng.

Hậu quả của bạo lực học đường tới đời sống nạn nhân.

3. Xử lý các hành vi bạo lực học đường hiện nay

3.1 Xử lý theo vi phạm hành chính

Theo quy định của Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, người có độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ bị xử phạt trong trường hợp vi phạm hành chính có tính chất cố ý.

Theo quy định tại Điều 22 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, cá nhân thực hiện hành vi bạo lực học đường có thể bị phạt cảnh cáo trong trường hợp hành vi đó chưa gây ra những hậu quả nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ, hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện.

3.2 Xử lý dân sự

Theo quy định của Điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015 về người thực hiện hành vi gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác, có thể phải bồi thường thiệt hại dân sự, bao gồm các chi phí sau:

+ Phí phải trả hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, giảm sút của người bị thiệt hại;

+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

+ Phí phải trả hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần sự chăm sóc thường xuyên, thì thiệt hại bao gồm cả phí phải trả hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

Theo quy định tại Điều 592 Bộ luật Dân sự năm 2015 về người thực hiện hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác, phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, gồm những chi phí được xác định như sau:

+ Chi phí nhằm hạn chế, khắc phục thiệt hại;

+ Thu nhập thực tế bị mắt hoặc giảm sút;

+ Thiệt hại khac do quy định của luật;

Lưu ý: Tại Điều 586 Bộ luật dân sự năm 2015 có xác định đối tượng bồi thường thiệt hại theo từng khung tuổi.

>>> Xem thêm tại: Khi muốn khiếu nại cần công chứng uỷ quyền như thế nào?

Xem thêm:  Công chứng passport ở đâu? Cần chuẩn bị những loại giấy tờ gì?

3.3 Xử phạt hình sự

Theo khoản 22 Điều 1 Bộ luật hình sự năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội cố ý gây thương tích, người nào có hành vi cố ý gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%, hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Sử dụng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

+ Có tình trạng phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; 

+ Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm mang tính nguy hiểm;

Trên đây là bài viết giải đáp về câu hỏi Xử lý hành vi bạo lực học đường hiện nay như thế nào. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.66

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Thủ tục sang tên sổ đỏ cho người khác cần những giấy tờ gì?

>>> Điều cần lưu ý khi đi chứng thực chữ ký để tránh mất thời gian

>>> Những tài liệu đi kèm khi làm thủ tục công chứng giấy uỷ quyền

>>> Cần mang gì khi làm thủ tục công chứng mua bán nhà hiện nay

>>> Cha mẹ cần mang gì khi đi công chứng giấy tờ làm thủ tục thừa kế

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *