Trong tình trạng đơn hàng giảm sút, nhiều công ty do ít việc đang thực hiện chế độ nghỉ luân phiên cho người lao động để duy trì việc làm. Trong tình huống này, liệu công ty phải trả lương cho công nhân khi họ nghỉ không làm việc không?

1. Công ty ít việc, hết việc cho công nhân nghỉ phải cầu trả lương không?

Dựa trên quy định tại khoản 3 Điều 99 của Bộ luật lao động năm 2019, nếu việc ngừng là do lý do kinh tế, người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận về tiền lương trong thời gian ngừng việc, không bị buộc phải trả lương theo hợp đồng lao động.

Trong tình huống công ty tự nguyện cho công nhân nghỉ việc, vẫn phải tiến hành trả lương.

Công ty ít việc vẫn phải trả lương

Trong trường hợp ngừng việc không quá 14 ngày làm việc, việc thanh toán tiền lương sẽ tuân theo thỏa thuận giữa các bên, nhưng không được dưới mức lương tối thiểu quy định.

Trong trường hợp ngừng việc trên 14 ngày làm việc, tiền lương do thỏa thuận giữa các bên, nhưng cần đảm bảo; Tiền lương trong 14 ngày đầu tiên khi ngừng việc không thấp hơn mức lương tối thiểu. Từ ngày thứ 15 trở đi, tiền lương được thỏa thuận giữa các bên mà không bị giới hạn về mức tối thiểu hoặc tối đa.

>>> Xem thêm tại: Tiền lương tối thiểu mà người lao động nhận được khi thử việc là bao nhiêu?

Theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, nếu tự cho người lao động ngừng việc mà không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính từ 5 đến 50 triệu đồng, tùy thuộc vào số lượng người lao động bị xâm phạm quyền lợi.

2. Công ty ít đơn hàng có được cho nhân viên nghỉ không lương?

Nếu công ty đang gặp khó khăn về tài chính, người sử dụng lao động cần tích cực đàm phán với người lao động về việc nghỉ làm mà không nhận lương trong thời gian đợi công việc. Trong trường hợp người lao động không đồng ý, người sử dụng lao động vẫn phải trả tiền lương ngừng việc cho người đó.

nhân viên nghỉ không lương

Nếu người sử dụng lao động có hành vi cố ý khiến nhân viên nghỉ việc không lương khi có ít đơn hàng, họ sẽ bị xử phạt hành chính do vi phạm quy định về việc không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc, theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Xem thêm:  Địa chỉ văn phòng công chứng quận Đống Đa

>>> Xem thêm tại: Công chứng hợp đồng ủy quyền là luật sư đại diện cho mình khi khơi kiện?

Các mức phạt áp dụng như sau:

  • Từ 05 đến 10 triệu đồng: Không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho 01 đến 10 người lao động;
  • Từ 10 đến 20 triệu đồng: Không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho 11 đến 50 người lao động;
  • Từ 20 đến 30 triệu đồng: Không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho 51 đến 100 người lao động;
  • Từ 30 đến 40 triệu đồng: Không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho 301 người lao động trở lên.

3. Công ty ít việc, luân chuyển nhân viên sang bộ phận khác được không?

Khi công ty ít công việc, người sử dụng lao động có thể thực hiện việc chuyển nhân viên từ bộ phận này sang bộ phận khác, miễn là nội quy công ty quy định về trường hợp này.

Dựa vào điều 29, khoản 1 của Bộ Luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động chỉ được chuyển người lao động sang bộ phận khác để thực hiện công việc khác với thỏa thuận ban đầu trong hợp đồng khi:

+ Danh nghiệp gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cũng như sự cố về điện và nước.

+ Do nhu cầu sản xuất và kinh doanh, trong các trường hợp được quy định cụ thể trong nội quy lao động.

>>> Xem thêm tại: Công chứng thừa kế di sản khi sử dụng đất của bố mẹ thừa kế như nào?

Trên đây là bài viết giải đáp về câu hỏi Nghỉ luân phiên khi ít việc, trả lương như nào? Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Xem thêm:  Biện pháp cầm cố quyền sử dụng đất và quyền sở hữu trí tuệ

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.66

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Thủ tục công chứng di chúc gồm bao nhiêu bước? Tốn bao nhiêu lâu thì công chứng xong?

>>> Công chứng thừa kế di sản để có quyền sử dụng hợp pháp tài sản bố mẹ cần làm mất bao lâu?

>>> Công chứng hợp đồng cho thuê nhà là gì? Đi thuê nhà làm công chứng hợp đồng có ý nghĩa gì?

>>> Công khai bảng giá phí công chứng mua bán nhà đất tại Văn phòng công chứng tại Hà Nội hiện nay.

>>> Những sai sót phổ biến khi thực hiện công chứng ủy quyền định đoạt hiện nay người đọc cần lưu ý.

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *