Gần Tết Nguyên Đán, trên các mạng xã hội xuất hiện tình trạng quảng cáo bán “cây tiền thần tài” dùng tiền thật để trang trí với các mệnh giá khác nhau. Liệu theo quy định, việc sử dụng tiền thật để trang trí cây tiền thần tài có bị xử phạt không?

1. Dùng tiền thật trang trí cây tiền thần tài có bị phạt không?

Quy định của Điều 23 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 liệt kê các hành vi bị cấm nhằm bảo vệ đồng tiền Việt Nam. Cụ thể:

+ Sản xuất tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả.

>>> Xem thêm tại: Vai trò, quyền và nghĩa vụ của thanh niên

+ Phá hủy đồng tiền trái pháp luật.

+ Từ chối chấp nhận, lưu hành đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước phát hành.

Dùng tiền thật trang trí cây tiền thần tài

+ Bất kỳ hành vi cấm khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 3 của Quyết định 130/2003/QĐ-TTg về bảo vệ đồng tiền Việt Nam, mọi hành vi hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ phương tiện nào đều bị nghiêm cấm.

Tuy nhiên, Quyết định trên sẽ không còn hiệu lực kể từ ngày 02/02/2024 và sẽ được thay thế bằng Nghị định 87/2023/NĐ-CP. Trong đó, Nghị định này giải thích chi tiết về hành vi hủy hoại tiền Việt Nam tại khoản 3 Điều 3.

Trong trường hợp sử dụng tiền thật để trang trí mà có hành vi cố ý gấp, cắt làm tiền bị rách, hư hỏng hoặc làm cho tiền không thể sử dụng được sau khi trang trí, thì đây sẽ được coi là hành vi hủy hoại tiền và vi phạm quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng tiền Việt Nam.

Ngược lại, nếu chỉ sử dụng tiền thật để trang trí cây tiền thần tài mà không gây ra tình trạng rách, hỏng, hoặc biến dạng tiền, thì không bị xem là hủy hoại tiền và không vi phạm quy định pháp luật.

2. Việc mua bán cây dùng tiền thật trang trí có được phép?

Theo Điều 3 của Quyết định 130/2003/QĐ-TTg, việc hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào đều là một trong những hành vi bị cấm. Tuy nhiên, trong Quyết định này, không có định nghĩa cụ thể cũng như không liệt kê rõ các hành vi nào được xem là hủy hoại tiền.

>>> Xem thêm tại: Bí kíp tìm đối tác hợp tác kinh doanh nhanh chóng, không mất phí.

Kể từ ngày 02/02/2024, Chính phủ đã chi tiết hóa và liệt kê các hành vi coi là hủy hoại tiền, bao gồm cố ý làm tiền Việt Nam trở nên rách nát, hư hỏng, hoặc biến dạng.

Xem thêm:  Đất nông nghiệp quỹ I, quỹ II là gì? Quản lý đất nông nghiệp quỹ I, quỹ II thế nào?

Vì vậy, có thể hiểu rằng tiền được xem xét như một dạng tài sản, và khi người dân mua bán cây được trang trí bằng tiền thật mà số tiền này không bị hư hỏng, thì hoàn toàn tuân theo quy định của pháp luật và được phép thực hiện.

Tuy ngược lại, nếu trong quá trình mua bán cây được trang trí bằng tiền thật, số tiền này bị hư hỏng do hành vi hủy hoại tiền Việt Nam, thì đây sẽ là vi phạm pháp luật, và người thực hiện có thể phải chịu trách nhiệm và bị phạt.

3. Hủy hoại tiền bị phạt bao nhiêu tiền?

Người có hành vi pháp hoại, hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định 88/2019/NĐ-CP.

Hủy hoại tiền bị phạt bao nhiêu tiền?

Cụ thể, theo khoản 3 Điều 31 của Nghị định này, người thực hiện hành vi phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật sẽ phải đối mặt với mức phạt tiền từ 10 đến 15 triệu đồng.

Hơn nữa, tất cả tang vật và phương tiện thực hiện hành vi vi phạm cũng sẽ được chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền để tiến hành xử lý.

Để giải quyết vấn đề liên quan đến số tiền bị hủy hoại trái luật, Điều 15 của Nghị định 87/2023/NĐ-CP đã được quy định:

+ Bộ Công an và Bộ Quốc phòng sẽ giữ lại tiền như một nguồn tư liệu nghiên cứu. Số tiền này sẽ trải qua quá trình phân loại, kiểm đếm để đảm bảo theo dõi, lưu giữ và bảo quản một cách an toàn và đầy đủ.

+ Trong quá trình giao nhận tiền bị hủy hoại trái luật, tiền sẽ được kiểm đếm, sắp xếp, phân loại và bảo quản theo tờ hoặc miếng, đồng thời được vận chuyển và đóng gói một cách đảm bảo nguyên vẹn, an toàn và tránh nhầm lẫn.

+ Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp nhận tiền bị hủy hoại trái luật để thực hiện quy trình tiêu hủy.

>>> Xem thêm tại: Có thể chứng thực chữ ký điện tử được không? Có được công nhận không?

Trên đây là bài viết giải đáp về câu hỏi Có bị xử phạt khi sử dụng tiền thật để trang trí cây thần tài? Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Các tiêu chuẩn để trở thành Công chứng viên

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.66

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Top những văn phòng công chứng Hà Nội uy tín địa bàn quận Đông Anh Hà Nội.

>>> Trình tự, thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu gia chủ cần chuẩn bị những giấy tờ, hồ sơ nào?

>>> Trong trường hợp nào thì người mua nên đi công chứng hợp đồng mua bán nhà đất?

>>> Những giấy tờ cần chuẩn bị khi thực hiện công chứng chuyển nhượng nhà đất gồm gì?

>>> Hiện nay tại Hà Nội phí công chứng văn bản chấm dứt hợp đồng ủy quyền là bao nhiêu?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *