Sổ hồng chung cư chứa đựng các thông tin quan trọng về quyền sở hữu, diện tích, cấu trúc, và các yếu tố pháp lý khác liên quan đến căn hộ. Tuy nhiên, việc đọc thông tin trên sổ hồng có thể là một nhiệm vụ khá phức tạp và cần sự hiểu biết về các thuật ngữ pháp lý. Trong bài viết này, Văn phòng Công chứng Nguyễn Huệ sẽ hướng dẫn cách đọc thông tin sổ hồng chung cư một cách đơn giản nhất.

1. Tổng quan về sổ hồng chung cư

Sổ hồng chung cư hiện nay có tên gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Sổ hồng chung cư gồm một tờ có 04 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen và trang bổ sung nền trắng; mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm; bao gồm các nội dung:

– Trang 1 gồm:

+ Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” in màu đỏ.

+ Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

+ Số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 06 chữ số; dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

thông tin chủ sở hữu

– Trang 2 là thông tin thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

>>> Xem thêm: Dịch vụ làm sổ đỏ nhanh, uy tín tại Hà Nội

– Trang 3 là sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận.

– Trang 4 là nội dung tiếp theo của mục những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận, nội dung lưu ý, mã vạch.

Ngoài ra, Trang bổ sung Giấy chứng nhận in chữ màu đen gồm dòng chữ “Trang bổ sung Giấy chứng nhận”; số hiệu thửa đất; số phát hành Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận và mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận” như trang 4 của Giấy chứng nhận.

2. Thông tin quan trọng trong sổ hồng chung cư

2.1. Thông tin chủ sở hữu căn hộ

Thông tin được ghi tại bìa ngoài của sổ (trang 1) và được quy định ghi như sau:

* Cá nhân trong nước

Khoản 4 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định:

“Cá nhân trong nước thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”; trường hợp thẻ Căn cước công dân thì ghi “CCCD số:…”; trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân thì ghi “Giấy khai sinh số…;”.

thông tin sổ hồng

* Sổ hồng cấp cho hộ gia đình

Theo điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, thông tin khi cấp Sổ hồng cho hộ gia đình thì được ghi như sau:

– Ghi “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình; địa chỉ thường trú của hộ gia đình.

Xem thêm:  Nghiệm thu là gì? Khi nào cần nghiệm thu?

– Nếu chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.

– Trường hợp chủ hộ gia đình hay người đại diện khác của hộ gia đình có vợ hoặc chồng cùng có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi cả họ tên, năm sinh của người vợ hoặc chồng đó.

* Sổ hồng là tài sản chung của vợ chồng

Theo điểm d khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của hai vợ chồng thì ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân, địa chỉ thường trú của cả vợ và chồng.

>>> Có thể bạn quan tâm: Danh sách 10 sàn giao dịch bất động sản tại Hà Nội uy tín nhất

2.2. Thông tin thửa đất xây dựng

Căn cứ Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, thông tin về thửa đất được thể hiện trên Sổ hồng chung cư được thể hiện như sau:

– Thửa đất số: Ghi số hiệu của thửa đất trên bản đồ địa chính theo quy định về thành lập bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

– Tờ bản đồ số: Ghi số thứ tự tờ bản đồ địa chính có thửa đất cấp Giấy chứng nhận trong phạm vi mỗi đơn vị hành chính cấp xã. Trường hợp sử dụng bản trích đo địa chính để cấp Giấy chứng nhận thì ghi số hiệu tờ trích đo thửa đất.

– Địa chỉ thửa đất: Ghi tên khu vực (xứ đồng, điểm dân cư,…); số nhà, tên đường phố (nếu có), tên đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, nơi có thửa đất.

– Diện tích: Ghi diện tích của thửa đất bằng số Ả Rập theo đơn vị mét vuông (m2), được làm tròn số đến một chữ số thập phân.

thông tin

Trường hợp thửa đất có nhà chung cư thì Giấy chứng nhận cấp cho chủ sở hữu căn hộ chung cư chỉ ghi diện tích đất thuộc quyền sử dụng chung của các chủ căn hộ.

– Hình thức sử dụng: Đối với thửa đất xây dựng chung cư thì chỉ có hình thức sử dụng chung.

– Mục đích sử dụng đất: Đối với đất xây dựng chung cư thường là “đất ở đô thị”.

>>> Tìm hiểu: Trình tự, thủ tục cấp sổ đỏ cho hộ gia đình

– Loại nhà ở: Ghi “Căn hộ chung cư số…”.

– Tên nhà chung cư: Ghi tên hoặc số hiệu của nhà chung cư, nhà hỗn hợp theo dự án đầu tư hoặc thiết kế, quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

– Diện tích sàn: Ghi diện tích sàn xây dựng căn hộ, diện tích sử dụng căn hộ theo hợp đồng mua bán căn hộ và phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở.

Xem thêm:  Uống rượu bia rồi dắt xe qua chốt kiểm tra nồng độ cồn thì có bị phạt?

>>> Xem thêm: Các loại phí công chứng mới được áp dụng 2023

– Hình thức sở hữu: ghi “Sở hữu riêng” đối với trường hợp căn hộ thuộc sở hữu của một chủ; ghi “Sở hữu chung” đối với trường hợp căn hộ thuộc sở hữu chung của nhiều chủ; trường hợp căn hộ có phần sở hữu riêng và có phần sở hữu chung thì ghi lần lượt từng hình thức sở hữu và diện tích kèm theo. Ví dụ: ”Sở hữu riêng 50m2; sở hữu chung 20m2”.

Trên đây là bài viết giới thiệu về “Hướng dẫn cách đọc thông tin trên sổ hồng chung cư” của Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA TÌM KIẾM:

>>> Những điều cần biết về hợp đồng thuê nhà

>>> Công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất nên thực hiện ở đâu?

>>> “Sống thử” và 04 thiệt thòi về pháp lý mà không phải ai cũng biết

>>> Giải đáp thắc mắc về công chứng thừa kế di sản

>>> Phí công chứng di chúc hiện nay là bao nhiêu?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *