Hiện nay, bên cạnh rất nhiều người tranh thủ đi làm căn cước công dân (CCCD) gắn chip thì vẫn có không ít trường hợp, dù thuộc đối tượng bắt buộc phải đổi nhưng vẫn “bình chân như vại” mà không biết rằng hành vi ấy của mình có thể sẽ bị phạt tiền. Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn 5 trường hợp nếu không đổi sang căn cước công dân sẽ bị phạt tiền.

>>>Xem thêm: Thủ tục công chứng hợp đồng uỷ quyền cần chuẩn bị những giấy tờ, hồ sơ gì?

1. 5 trường hợp bị phạt tiền nếu không đổi sang căn cước công dân gắn chip.

Căn cứ Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP về chứng minh nhân dân, những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi chứng minh nhân dân:

Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;

Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;

Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;

Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Thay đổi đặc điểm nhận dạng.

Trường hợp bị mất chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại.

Vậy có tới 5 trường hợp mà người dân cần phải thực hiện việc đổi thẻ chứng minh nhân dân và một trường hợp phải xin cấp lại thẻ chứng minh nhân dân.

Theo Điểm b Khoản 1 Điều 9 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP, người nào không tuân thủ quy định của pháp luật về cấp mới, cấp lại, hoặc đổi chứng minh nhân dân có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Nếu thuộc các trường hợp phải đổi/cấp lại chứng minh nhân dân mà không thực hiện, người dân sẽ phải chịu hình phạt cảnh cáo hoặc mức phạt tiền có thể lên đến 200.000 đồng.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn thực hiện thủ tục chứng thực chữ ký như thế nào?, mất thời gian bao lâu?.

Tuy nhiên, từ đầu năm 2021, cả nước đã ngừng cấp chứng minh nhân dân và căn cước công dân mã vạch, thay vào đó, chuyển sang sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chíp với nhiều tiện ích. Do đó, nếu thuộc đối tượng đổi hoặc cấp lại chứng minh nhân dân, người dân cần phải thực hiện đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chíp.

5 trường hợp bị phạt tiền nếu không đổi sang căn cước công dân gắn chip.

Về việc đổi/cấp lại căn cước công dân mã vạch sang thẻ gắn chíp, hiện tại, Luật Căn cước công dân 2014 và các văn bản pháp luật liên quan vẫn chưa quy định rõ cơ chế xử phạt.

Tuy nhiên, để thuận tiện trong các giao dịch với cơ quan Nhà nước và ngân hàng, người dân nên tự chủ động xin đổi/cấp lại thẻ căn cước công dân gắn chíp nếu thuộc đối tượng tại Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014.

Xem thêm:  Mức đóng bảo hiểm xã hội công an nhân dân mới nhất

2. Thủ tục đổi từ CMND sang CCCD gắn chip tiến hành như thế nào?

Dựa vào quy định của Điều 22 Luật Căn cước công dân và Điều 12 của Thông tư 07/2016/TT-BCA (đã được sửa đổi bởi Thông tư 40/2019/TT-BCA), quá trình đổi Chứng minh nhân dân (CMND) sang Chứng minh nhân dân gắn chip (CCCD) được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Người dân điền Tờ khai Căn cước công dân tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện hoặc khai trên Cổng dịch vụ công trực tuyến. Khi đi, mang theo Sổ hộ khẩu và CMND cũ. Nếu Sổ hộ khẩu và CMND không đầy đủ thông tin, mang theo Giấy khai sinh và các giấy tờ khác để đối chiếu thông tin.

Bước 2: Nếu Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa đi vào hoạt động hoặc đầy đủ thông tin, công dân xuất trình Sổ hộ khẩu (hoặc CMND cũ, giấy khai sinh…) để đối chiếu thông tin với Tờ khai. Nộp lại CMND cũ (để cắt góc hoặc thu hồi).

Bước 3: Thu thập vân tay, chụp ảnh. Trong trường hợp đủ điều kiện làm CCCD gắn chip, cán bộ chụp ảnh, thu thập vân tay, và các đặc điểm nhận dạng. Các thông tin này được in trên Phiếu thu nhận thông tin CCCD và thẻ CCCD theo quy định.

Cán bộ cơ quan quản lý CCCD thu nhận vân tay qua máy thu nhận vân tay. Nếu ngón tay bị cụt, khèo, dị tật, không lấy được vân tay, thông tin cụ thể sẽ được ghi vào vị trí tương ứng của ngón đó.

Thủ tục đổi từ CMND sang CCCD gắn chip tiến hành như thế nào?

Bước 4: Nhận giấy hẹn trả thẻ CCCD và nộp lệ phí.

Bước 5: Nhận kết quả theo giấy hẹn, có thể nhận trực tiếp hoặc qua bưu điện. Nếu nhận qua bưu điện, công dân phải đăng ký và tự trả phí.

Bên cạnh đó, thẻ CCCD gắn chip có độ bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, và hỗ trợ nhiều ứng dụng khác nhau như chữ ký số, hạ tầng khóa bảo mật công khai, sinh trắc học, mật khẩu một lần. Việc đổi sang CCCD còn giúp công dân được cấp giấy xác nhận số CMND, giảm phiền toái khi thực hiện các giao dịch liên quan đến số CMND cũ.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn thực hiện công chứng giấy uỷ quyền , có cần bắt buộc cả hai bên có mặt không?.

Xem thêm:  Cách xử lý hóa đơn đầu vào kê khai 2 lần

Trên đây là bài viết giải đáp về câu hỏi Căn cước công dân gắn chip: Không đổi bị phạt bao nhiêu?. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Hướng dẫn cách tính chi phí công chứng đơn giản và chính xác theo đúng quy định pháp luật.

>>> Xem thêm: Những hồ sơ cần thiết khi làm thủ tục công chứng mua bán nhà đất?

>>> Di chúc miệng có phát sinh hiệu lực hay không?

>>> Phí công chứng nhà tính như thế nào? Bên nào sẽ phải chịu phí?

>>> Chiến lược phát triển cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bạn đã biết?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *