Bằng lái xe, hay còn được gọi là giấy phép lái xe, là một loại chứng chỉ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép cho cá nhân đáp ứng đủ điều kiện để tham gia giao thông bằng các loại xe cơ giới khác nhau. Thời hạn sử dụng của mỗi loại bằng lái xe sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại xe cụ thể.Bài viết dưới đây của Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ sẽ giải đáp thời hạn sử dụng bằng lái xe hiện nay theo pháp luật

>>> Xem thêm: Trình tự 5 bước quan trọng thủ tục xin cấp sổ đỏ lần đầu dễ thực hiện

1. Danh sách các loại giấy phép lái xe và thời gian sử dụng

Các phân loại bằng lái xe máy mô tô

Bằng Lái Xe Hạng A1: Đây là hạng bằng lái xe cơ bản dành cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50cm³ đến dưới 175cm³. Ngoài ra, hạng này cũng áp dụng cho người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh.

Bằng Lái Xe Hạng A2: Dành cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175cm³ trở lên. Hạng này cũng bao gồm các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.

Bằng Lái Xe Hạng A3: Dành cho người lái xe mô tô ba bánh, kể cả xe lam ba bánh, xích lô máy và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.

Bằng Lái Xe Hạng A4: Dành cho người lái xe máy kéo có trọng tải đến 1.000kg.

các loại bằng lái xe và thời gian sử dụng

>>> Xem thêm: Thẩm quyền công chứng hợp đồng mua bán xe ô tô theo quy định

Đối với xe máy có dung tích xi-lanh dưới 50cc, người lái xe chỉ cần tuân thủ yêu cầu về độ tuổi lái xe mà không cần phải có giấy phép lái xe khi tham gia giao thông trên đường.

Các loại bằng lái xe ô tô

Bằng Lái Xe Hạng B1: Được cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: a) Ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi, bao gồm cả chỗ ngồi cho người lái; ôtô tải, kể cả ôtô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg; b) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg.

Tuy nhiên, bằng lái xe hạng B1 hiện tại có một số hạn chế, không được phép hành nghề lái xe. Do đó, đa phần người học lái xe thường không lựa chọn hình thức này, thay vào đó, họ thường học lái xe ô tô hạng B2.

Bằng Lái Xe Hạng B2: Đây là bằng lái xe dành cho ô tô phổ thông và là loại bằng lái cơ bản nhất cho bất kỳ người học lái xe mới nào. Bằng này được cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

  • Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg;
  • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
Xem thêm:  Giấy khai sinh có sửa được không?

Bằng Lái Xe Hạng C: Được cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: a) Ôtô tải, bao gồm cả ôtô tải chuyên dùng, ôtô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500kg trở lên; b) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500kg trở lên; c) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.

Bằng lái xe ô tô hạng C là một trong ba loại bằng có thể được học và thi lấy trực tiếp. Nó cũng có thời hạn theo quy định, với thời hạn của bằng lái xe hạng C là 3 năm.

các loại bằng lái xe ô tô

Bằng Lái Xe Hạng D: Dành cho người lái xe để điều khiển ôtô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, bao gồm chỗ ngồi cho người lái xe, và cả các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.

Bằng Lái Xe Hạng E: Cấp cho người lái xe để điều khiển ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi, bao gồm các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.

>>> Xem thêm: Hai bên giao dịch mua bán nhà đất bên nào sẽ chịu chi phí công chứng hợp đồng mua bán nhà đất?

2.Thời Hạn Sử Dụng Bằng Lái Xe

  • Bằng Lái Xe Hạng A1 (vô thời hạn): Áp dụng cho xe có dung tích xi-lanh từ 50 cm³ đến dưới 175 cm³.
  • Bằng Lái Xe Hạng A2 (vô thời hạn): Dành cho xe mô tô dung tích trên 175 cm³ và các loại xe thuộc hạng A1.
  • Bằng Lái Xe Hạng B1 (đến tuổi nghỉ hưu): Điều khiển ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ôtô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg.
  • Bằng Lái Xe Hạng B2 (10 năm): Điều khiển các loại xe giống như hạng B1 và được tham gia vận tải kinh doanh.
  • Bằng Lái Xe Hạng C (5 năm): Lái ôtô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định ở hạng B2.
  • Bằng Lái Xe Hạng D (5 năm): Lái ôtô chở khách từ 10-32 chỗ và các loại xe quy định ở hạng C.
  • Bằng Lái Xe Hạng E (5 năm): Chở người trên 30 chỗ ngồi; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.
Xem thêm:  Mức đóng bảo hiểm xã hội công an nhân dân mới nhất

Trên đây là bài viết giải đáp cho câu hỏi Giấy phép lái xe và thời gian sử dụng từng loại bạn đã biết? Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Địa chỉ văn phòng công chứng uy tín lấy nhanh tại Hà Nội

>>> Cách kiểm tra sổ đỏ thật giả đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà

>>> Con muốn thừa hưởng tài sản để lại có cần phải công chứng di chúc không? Thủ tục công chứng cần những gì?

>>> Những văn phòng dịch thuật uy tín lấy ngay trong ngày bạn nên biết?

>>> Di chúc có hợp pháp không khi không có công chứng chứng thực?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *