Theo lộ trình tăng dần theo từng năm để đạt đến mốc 60 tuổi đối với nữ và 62 tuổi đối với nam, thì tuổi nghỉ hưu của người lao động trong năm 2024 là bao nhiêu? Câu trả lời sẽ được Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ đề cập ngay sau đây.

1. Đối tượng được nghỉ hưu năm 2024

Dưới đây là danh sách đối tượng được quy định nghỉ hưu trong năm 2024:

STTĐối tượngNamNữ
1Người làm việc trong môi trường bình thườngTính đến đủ
61 tuổi
Tính đến đủ 56 tuổi 04 tháng.
2Người đã đóng đủ 20 năm Bảo hiểm xã hội (BHXH) và đáp ứng một trong các điều kiện sau:
– Đã có kinh nghiệm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong đủ 15 năm.
– Đã có 15 năm làm việc trong vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, tính cả thời gian làm việc ở nơi được hưởng phụ cấp khu vực với hệ số từ 0,7 trước ngày 01/01/2021.
– Bị giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%.Từ đủ 56 tuổi
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân (QĐND); sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan kỹ thuật công an nhân dân (CAND) ; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân; hạ sĩ quan, chiến sĩ QĐND; hạ sĩ quan, chiến sĩ CAND phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.
Tính đến đủ 56 tuổiTính đến đủ 51 tuổi 04 tháng
3Đã đóng đủ 20 năm Bảo hiểm xã hội (BHXH) và đáp ứng ít nhất một trong các điều kiện sau:
– Đã có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò.
– Khả năng suy giảm lao động từ 81% trở lên.
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp của Quân đội Nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan kỹ thuật của Cảnh sát Cơ động CAND; nhân viên tham gia công tác cơ yếu nhận lương theo quy định cho quân nhân; hạ sĩ quan, chiến sĩ của Quân đội Nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ của Cảnh sát Cơ động CAND phục vụ có thời hạn; học viên của Quân đội, Công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí:
+ Đã có 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; hoặc
+ Đã có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi được hưởng phụ cấp khu vực với hệ số từ 0,7 trước năm 2021.
Tính đến đủ 51 tuổiTính đến đủ 56 tuổi 04 tháng
4Người đã đóng đủ 20 năm Bảo hiểm xã hội và đáp ứng một trong những điều kiện sau:
– Có kinh nghiệm ít nhất 15 năm làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, và trải qua suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
– Nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

Được nghỉ hưu ngay sau khi đóng đủ 20 năm BHXH mà không quan tâm đến điều kiện về tuổi.

Được nghỉ hưu ngay sau khi đóng đủ 20 năm BHXH mà không quan tâm đến điều kiện về tuổi.
5Người lao động có thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc tiếp tục làm việc sau khi đạt tuổi nghỉ hưu trong điều kiện bình thường.Tối đa là 66 tuổiTối đa là 61 tuổi 4 tháng.
Đối tượng được nghỉ hưu năm 2024

Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian từ 20 năm trở lên (trừ trường hợp lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đóng BHXH từ đủ 15 năm) và đạt đến độ tuổi nghỉ hưu vào năm 2024 sẽ được xem xét để giải quyết và hưởng lương hưu hằng tháng.

Xem thêm:  Top 3 văn phòng công chứng quận Hai Bà Trưng

>>> Xem thêm tại: Người lao động có thể nghỉ hưu ở tuổi 35 nếu đáp ứng điều kiện nào?

2. Thời điểm nghỉ hưu năm 2024

Dựa vào Điều 3 của Nghị định 135/2020/NĐ-CP, quy định về thời điểm nghỉ hưu và nhận lương hưu của người lao động như sau:

Thời điểm nghỉ hưu năm 2024
  • Thời điểm nghỉ hưu: Ngày kết thúc là ngày cuối cùng của tháng đủ tuổi nghỉ hưu.
  • Thời điểm nhận lương hưu: Lương hưu được hưởng từ ngày đầu tiên của tháng liền kề sau thời điểm nghỉ hưu.

Lưu ý: Trong trường hợp người lao động không xác định được ngày, tháng sinh cụ thể và chỉ có năm sinh, cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ sử dụng ngày 01/01 của năm sinh làm mốc để xác định thời điểm nghỉ hưu và hưởng lương hưu.

>>> Xem thêm tại: Công chứng di chúc cho con, cha mẹ cần làm gì?

Trên đây là bài viết giải đáp về câu hỏi Thay đổi trong đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất từ năm 2023. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

Xem thêm:  Chồng đi tù, vợ có được bán nhà không?

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.66

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Cần mang những tài liệu gì khi làm thủ tục công chứng uỷ quyền khi đi công chứng.

>>> Chú ý về các thủ tục công chứng mua bán nhà đất khi ra văn phòng công chứng.

>>> Tham khảo bảng giá phí công chứng mua bán nhà đất tại Hà Nội hiện nay.

>>> Khii bố mẹ thực hiện di chúc miệng để phân chia tài sản cho con thì phân chia kiểu gì?

>>> Lưu ý khi bố mẹ công chứng văn bản thừa kế để chuyện nhượng tài sản cho con.

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *