Mọi doanh nghiệp đều cần xây dựng thang bảng lương làm cơ sở để trả lương cho người lao động. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách xây dựng thang bảng lương đúng chuẩn. Dưới đây là phân tích của Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ gửi tới bạn đọc.

1. Hướng dẫn chi tiết cách xây dựng bảng lương

Bước 1: Thiết lập hệ thống thang lương, bảng lương phù hợp với quy mô và yêu cầu của doanh nghiệp.

Thang bảng lương được chia làm các bậc lương khác nhau.

Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn không hạn chế số bậc lương tối đa, tuy nhiên, doanh nghiệp nên xây dựng ít nhất 02 bậc lương để tạo động lực cho người lao động. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ xây dựng từ 05 đến 15 bậc lương. Người lao động đáp ứng đủ điều kiện nâng bậc lương sẽ được chuyển lên bậc cao hơn.

xây dựng thang lương, bảng lương

Mức lương ở bậc 1 không được thấp hơn lương tối thiểu vùng.

Thang bảng lương là cơ sở để thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động. Theo khoản 2 Điều 90 Bộ luật Lao động, mức lương được ghi nhận ở thang bảng lương không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Hiện nay, mức lương tối thiểu được áp dụng theo từng vùng, được quy định tại Điều 3 của Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

+ Vùng I: 4.680.000 (đồng/tháng)

+ Vùng II: 4.160.000 (đồng/tháng)

+ Vùng III: 3.640.000 (đồng/tháng)

+ Vùng IV: 3.250.000 (đồng/tháng)

Các doanh nghiệp có quyền tự quyết định khoảng cách về tiền lương giữa các bậc trong thang bảng lương.

Trước đây, theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP (hết hiệu lực từ ngày 01/02/2021), yêu cầu khoảng cách giữa hai bậc lương liền kề nhau là tối thiểu 5%. Tuy nhiên, hiện nay, Nghị định 145/2020/NĐ-CP đã thay thế Nghị định 49/2013/NĐ-CP và không kế thừa quy định này. Doanh nghiệp có thể chủ động xây dựng các bậc lương theo quy định mới.

Bước 2: Thu thập ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp.

Theo Điều 93, Khoản 3 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động cần tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương.

>>> Xem thêm tại: Nghỉ luân phiên khi ít việc, trả lương như nào?

Xem thêm:  Khách đến chơi qua đêm có cần khai báo xã, phường không?

Nếu không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, người sử dụng lao động có thể bị phạt từ 05 đến 10 triệu đồng (theo điểm c, khoản 1 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Nếu doanh nghiệp không có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, cũng không buộc phải xin ý kiến của công đoàn cấp trên.

Bước 3: Công bố thang bảng lương tại địa điểm làm việc trước khi chính thức thực hiện.

Điều này cũng là một nghĩa vụ bắt buộc, được quy định tại khoản 3, Điều 93 của Bộ luật Lao động. Nếu không công bố trước thang bảng lương, người sử dụng lao động sẽ bị phạt từ 5 đến 10 triệu đồng.

Bước 4: Lưu giữ thang bảng lương và các tài liệu liên quan để có sẵn khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

Bộ luật Lao động năm 2019 không bắt buộc doanh nghiệp nộp thang lương, bảng lương cho Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn cần tự lưu giữ hồ sơ và sẵn sàng giải trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

2. Không xây dựng thang bảng lương, doanh nghiệp bị phạt thế nào?

Điều 93 Bộ luật Lao động quy định rằng người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương cùng với định mức lao động, nhằm tạo cơ sở cho quá trình tuyển dụng và trả lương cho người lao động.

xây dựng thang bảng lương

Nếu không xây dựng thang bảng lương, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động.

Cụ thể, việc không xây dựng thang lương, bảng lương sẽ bị phạt từ 05 đến 10 triệu đồng đối với người sử dụng lao động là cá nhân và phạt từ 10 đến 20 triệu đồng đối với người sử dụng lao động là tổ chức, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 và khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

>>> Xem thêm tại: Công chứng hợp đồng đặt cọc khi thuê nhà làm văn phòng công ty gồm những bước nào?

Trên đây là bài viết giải đáp về câu hỏi Cách xây dựng thang lương, bảng lương năm mới năm 2024. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Hướng dẫn cách tạo tài khoản thuế điện tử mới nhất

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.66

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Công chứng hợp đồng ủy quyền là gì? Khi nào cần làm công chứng hợp đồng uỷ quyền?

>>> Trước khi làm công chứng thừa kế cần mang những tài liệu ra phòng công chứng?

>>> Muốn làm công chứng văn bản chấm dứt hợp đồng ủy quyền bao gồm các bước nào?

>>> Cẩn thận những bẫy sau khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng nhà đất với chủ nhà hiện nay.

>>> Bảng giá phí công chứng mua bán nhà đất tại Văn phòng công chứng tại Hà Nội hiện nay.

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *