Nhằm đảm bảo an ninh, trật tự và sự bình yên trong dịp Tết, Bộ Công an thông báo và khuyến cáo đến người dân rằng cần nâng cao nhận thức, đồng thời đảm bảo an toàn trong quản lý và sử dụng pháo theo đúng quy định của pháp luật. Dưới đây là phân tích của Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ gửi tới bạn đọc để trả lời câu hỏi: Tế đốt pháo có được không.

1. Pháo hoa là gì?

Theo Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng pháo hoa: Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo hoặc sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, và khi chịu tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện, tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian mà không gây ra tiếng nổ.

Định nghĩa pháo hoa

2. Loại pháo hoa được sử dụng trong dịp Tết được dùng là loại gì?

Theo quy định của Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng pháo, người dân cần phải phân biệt giữa loại pháo được phép sử dụng và loại pháo bị nghiêm cấm.

2.1 Loại pháo không được phép sử dụng (nghiêm cấm)

Pháo nổ là loại pháo chứa thuốc nổ, khi sử dụng tạo ra âm thanh đặc trưng (như pháo bánh, pháo quả) thông qua hiệu ứng tiếng nổ.

Pháo hoa nổ là loại pháo chứa các thành phần như thuốc pháo nổ, thuốc pháo, và thuốc pháo hoa. Khi sử dụng, chúng tạo ra âm thanh rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.

Việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt các loại pháo trên là không được phép (trừ trường hợp các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được giao theo quy định của Thủ tướng Chính phủ).

>>> Xem thêm tại: Tiền lương tháng thứ 13 của người lao động dịp Tết 2024 được tính thế nào?

2.2 Loại pháo dịp Tết được phép sử dụng

Pháo hoa là sản phẩm chứa thuốc pháo hoa, khi sử dụng (bằng cách đốt chúng) tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, và màu sắc trong không gian mà không gây ra tiếng nổ. Đối với loại pháo này, những cơ quan, tổ chức, hoặc cá nhân có đầy đủ năng lực về hành vi dân sự có thể mua chúng tại các tổ chức và doanh nghiệp được phép sản xuất và kinh doanh pháo hoa (thuộc Bộ Quốc phòng), để sử dụng trong các sự kiện như lễ hội, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và các hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

Pháo hoa dịp Tết

Các sản phẩm pháo hoa được phép sử dụng phải tuân thủ các điều kiện về năng lực hành vi dân sự, chỉ được sử dụng trong các trường hợp được phép, đồng thời cần đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. Người mua nên lựa chọn mua sản phẩm tại các cửa hàng được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Xem thêm:  Hướng dẫn cách đọc thông tin trên sổ hồng chung cư

3 Đốt pháo hoa dịp Tết trái phép bị phạt thế nào

Những hành vi vi phạm liên quan đến pháo sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 10 của Nghị định số 167/2013 của Chính phủ. Mức tiền phạt có thể từ 500.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Việc giữ lại các loại giấy phép liên quan đến quản lý và sử dụng pháo hoa khi chúng đã không còn giá trị sử dụng sẽ bị phạt tiền trong khoảng từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Sử dụng các loại pháo mà không có giấy phép được phép sẽ bị xử phạt tiền trong khoảng từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Vi phạm quy định về việc sản xuất, tàng trữ, mua bán, và vận chuyển trái phép pháo và thuốc pháo bị phạt tiền trong khoảng từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Còn việc mang vào hoặc mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trái phép các loại pháo sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

>>> Xem thêm tại: Cần gấp công chứng hợp đồng thuê nhà trong dịp Tết có chỗ nào mở không?

Ngoài việc bị xử phạt tiền, toàn bộ số pháo sẽ bị tịch thu theo quy định. Trong trường hợp việc đốt pháo nổ hoặc pháo hoa nổ gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe, và tài sản của người khác, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội danh khác tương xứng với hậu quả nghiêm trọng gây ra đối với tính mạng, sức khỏe, và tài sản.

Trên đây là bài viết giải đáp về câu hỏi Tết có được đốt pháo không? Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Người chưa thành niên có được làm chứng cho việc lập di chúc hay không?

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.66

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Văn phòng công chứng quận Hoàng Mai ở Hà Nội hiện nay làm việc Thứ 7, Chủ nhật.

>>> Bố mẹ cần lưu tâm những tài liệu sau khi làm dịch vụ sang tên sổ đỏ cho con cái sau này?

>>> Cẩn thận những bẫy sau khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng nhà đất với chủ nhà.

>>> Công khai phí công chứng văn phòng công chứng Nguyễn Huệ ở Hà Nội hiện nay?

>>> Phụ huynh cần làm gấp dịch thuật lấy ngay ở Hà Nội cho con du học thì đâu là địa chỉ uy tín?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *