Vậy pháp nhân thương mại là gì, khác gì pháp nhân phi thương mại. Sau đây, văn phòng công chứng Nguyễn Huệ sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.

>>>Xem thêm: Địa chỉ Phòng công chứng uy tín nhất quận Cầu giấy, Hà Nội.

1. Pháp nhân thương mại là gì?

Khái niệm pháp nhân thương mại là gì được quy định tại Điều 75 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, đây là pháp nhân có mục đích chính là tìm kiếm lợi nhuận. Sau khi đạt được lợi nhuận thì sẽ được chia cho các thành viên.

Trong đó, pháp nhân là tổ chức được thành lập theo quy định có cơ quan điều hành và cơ quan khác, có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của pháp nhân đó. Đồng thời, một tổ chức nếu có đủ các điều kiện trên và được nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập thì sẽ được coi là pháp nhân.

Như vậy, có thể thấy, đặc điểm nổi bật nhất, phải có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận. Loại hình này bao gồm các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác.

Có thể kể đến pháp nhân thương mại là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên A. Công ty A đã ký hợp đồng mua hàng hoá từ công ty B để bán ra thị trường nhằm tạo ra lợi nhuận. Trong trường hợp này, công ty A chính là một ví dụ điển hình.

Pháp nhân thương mại là gì?

>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách tính chi Phí công chứng đơn giản và nhanh nhất theo quy định pháp luật.

2. Điểm khác nhau của hai loại này.

Pháp nhân phi mại, là loại pháp nhân không đặt ra mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận. Và cho dù có lợi nhuận thì cũng không phân chia cho các thành viên mà có thể được sử dụng để duy trì bộ máy hoạt động hoặc sử dụng vào các mục đích khác.

Có thể liệt kê một số, như cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi chính phủ khác.

Xem thêm:  Top 3 văn phòng công chứng uy tín nhất quận Hoàn Kiếm Hà Nội

Có thể lấy ví dụ cụ thể về pháp nhân phi thương mại là quỹ từ thiện A được tổ chức và hoạt động nhằm mục đích hỗ trợ khắc phục sự cố thiên tai cho các đối tượng gặp khó khăn do sự cố thiên tai xảy ra. Mục đích của quỹ từ thiện A là không nhằm vì mục tiêu lợi nhuận.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 93/2019/NĐ-CP, quỹ từ thiện có tư cách pháp nhân. Đồng thời, quỹ này được quyền vận động quyên góp, tài trợ, tiếp nhận tài sản… nhưng không phải vì mục đích sinh ra lợi nhuận và chia cho các thành viên mà để chi trả cho người làm việc cho quỹ từ thiện A và phục vụ các mục đích hỗ trợ khắc phục sự cố thiên tai của người bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Pháp nhân phi thương mại khác gì pháp nhân thương mại?

>>>Xem thêm: Hướng dẫn quy trình làm Thủ tục công chứng, cần chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ gì.

Do đây là hai loại hình khác nhau nên chúng ta có thể liệt kê một số đặc điểm nhằm phân biệt hai loại hình này như sau:

Tiêu chíPháp nhân thương mạiPháp nhân phi thương mại
Căn cứĐiều 75 Bộ luật Dân sựĐiều 76 Bộ luật Dân sự
Định nghĩalà pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên
Bản chấtVì mục đích tìm kiếm lợi nhuậnKhông vì mục đích tìm kiếm lợi nhuận
Mục đíchPhân chia lợi nhuận cho các thành viên theo tỷ lệ góp vốn, thoả thuận…Không phân chia cho các thành viên
Loại hìnhdoanh nghiệp và các tổ chức kinh tế kháccơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác
Luật áp dụngộ luật Dân sự, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quanBộ luật Dân sự, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan

Trên đây là bài viết giải đáp về Pháp nhân thương mại là gì? khác gì pháp nhân phi thương mại. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Đình công trái pháp luật, người lao động sẽ bị xử trí như nào?

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

>>>Xem thêm: Hướng dẫn Dịch vụ làm sổ đỏ nhanh và uy tín nhất tại Hà Nội.

>>>Xem thêm: Trường hợp Gây tai nạn chết người phải bồi thường bao nhiêu? theo quy định của pháp luật.

>>>Xem thêm: Quy trình tiến hành làm Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu, và hồ sơ cần chuẩn bị mới nhất.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách Kiểm tra sổ đỏ giả tại văn phòng công chứng Nguyễn Huệ.

>>>Xem thêm: Thủ tục làm Công chứng hợp đồng mua bán nhà cần những giấy tờ gì?.

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *