Khi đèn tín hiệu giao thông chuyển sang màu đỏ thì hầu hết các phương tiện tham gia giao thông phải dừng lại ở các hướng trước vạch kẻ đường theo đúng quy định. Trừ một số trường hợp khác được pháp luật quy định là được phép rẽ trái, rẽ phải, đi thẳng…Vậy những trường hợp đó được pháp luật quy định như thế nào? Lỗi rẽ trái khi đèn đỏ phạt bao nhiêu? Vượt đèn đỏ rẽ trái phạt bao nhiêu tiền? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp những thắc mắc đó nhé!

>>> Xem thêm: Những hồ sơ cần thiết khi làm thủ tục công chứng mua bán nhà đất?

1. Lỗi rẽ trái khi đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì khi thấy tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu đỏ, người tham gia giao thông phải dừng trước vạch kẻ đường. Cụ thể như sau:

Tín hiệu đèn giao thông có ba màu

+ Tín hiệu xanh là được đi;

+ Tín hiệu đỏ là cấm đi;

+ Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng mới nhất 2023

Các trường hợp được phép rẽ trái khi có đèn đỏ

Có biển báo phụ

  • Biển báo phụ có hình chữ nhật, thông thường sẽ là nền màu xanh, chữ màu trắng và được đặt ngay dưới cột đèn tín hiệu.
  • Nếu biển ghi là “Đèn đỏ các phương tiện được rẽ trái” thì được phép rẽ trái. Tuy nhiên, biển báo này thường đi kèm với dòng chữ “Chú ý nhường đường cho người đi bộ”, vậy nên khi rẽ trái trong trường hợp này cần chú ý xi nhan, quan sát thật kỹ xung quanh trước khi rẽ và nhường đường cho người đi bộ.

Như vậy, nếu có biển báo phụ thì dù gặp đèn đỏ, vẫn có thể được rẽ trái.

 Lỗi rẽ trái khi đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền

Có đèn báo hiệu ưu tiên màu xanh

  • Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật giao thông đường bộ năm 2008: “Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ
  • Thông thường, đèn tín hiệu phụ được lắp ngay cạnh đèn tín hiệu giao thông, có màu xanh hoặc đỏ.
  • Khi đèn tín hiệu chuyển mũi tên màu xanh, người điều khiển phương tiện được phép rẽ theo hướng mũi tên chỉ dẫn. Nếu trường hợp đèn tín hiệu có kèm kí hiệu xe máy thì chỉ có xe máy được phép rẽ, các phương tiện khác thì không.  
  • Phải chú ý quan sát xung quanh, bật xi nhan khi rẽ,nhường đường cho người đi bộ để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
Xem thêm:  Thủ tục xét tuyển đặc cách viên chức thế nào?

Có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông

Tại các khu vực ngã ba, ngã tư, ngã năm đặc biệt là tại các khu vực ngã tư, ngã năm có nhiều phương tiện luu thông qua lại, thì thường xuyên phải có người điều khiển giao thông để hạn chế ùn tắc và tai nạn giao thông.

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì: “Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông”.

Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông luôn được ưu tiên chấp hành hàng đầu. Khi có đèn đỏ, Cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh rẽ trái mặc dù có đèn thì phương tiện phải nghiêm chỉnh chấp hành.

Khi bố trí các hình thức báo hiệu khác cùng ở một khu vực, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh của người điều khiển giao thông đầu tiên. (Theo Quy chuẩn QCVN:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT). Thứ tự ưu tiên như sau:

  • Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
  • Hiệu lệnh của đèn tín hiệu;
  • Hiệu lệnh của biển báo hiệu;
  • Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.

Rẽ trái khi đèn đỏ phạt bao nhiêu?

Tùy thuộc vào loại phương tiện tham gia giao thông, tùy thuộc vào mức độ lỗi; người vi phạm có thể bị phạt với số tiền khác nhau. Theo quy định hiện nay, mức phạt tiền hành chính cao nhất cho lỗi vi phạm này đối với:

  • Xe ô tô là 6 000 000 đồng
  • Xe máy là 1 000 000 đồng
  • Máy kéo là 3 000 000 đồng
  • Xe đạp là 200 000 đồng

>>> Xem thêm: Có được yêu cầu công chứng hợp đồng đặt cọc không? Nếu có thì thực hiện công chứng tại đâu?

2. Vượt đèn đỏ rẽ trái phạt bao nhiêu tiền?

Dựa vào các quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP, Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/NĐ-CP và Nghị định 118/2021 NĐ-CP), trường hợp vi phạm lỗi vượt đèn đỏ rẽ trái sẽ bị xử phạt như sau:

Vượt đèn đỏ rẽ trái phạt bao nhiêu tiền

Xe ô tô và các loại xe tương tự:

  • Phạt tiền từ 4,000,000 – 6,000,000 đồng.
  • Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (GPLX) từ 01 – 03 tháng.

Xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự:

  • Phạt tiền từ 800,000 – 1,000,000 đồng.
  • Tước quyền sử dụng GPLX.

Máy kéo, xe máy chuyên dùng:

  • Phạt tiền từ 2,000,000 – 3,000,000 đồng.
  • Tước quyền sử dụng GPLX.
  • Tước chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 01 – 03 tháng.

Xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện, xe thô sơ khác:

  • Phạt tiền từ 100,000 – 200,000 đồng.

Ngoài ra, theo Điểm b, Khoản 1, Điều 9 Nghị định 118/2021/NĐ-CP, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm sẽ nằm trong khoảng trung bình của khung phạt tiền.

Xem thêm:  Top 3 văn phòng công chứng uy tín nhất quận Hoàn Kiếm Hà Nội

Trong trường hợp có từ 02 tình tiết giảm nhẹ, mức phạt sẽ được áp dụng tối thiểu. Ngược lại, nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tối đa của khung phạt tiền sẽ được áp dụng.

Trên đây là bài viết giải đáp về câu hỏi Rẽ trái khi đèn đỏ có bị xử phạt hay không?. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Di chúc miệng có phát sinh hiệu lực hay không?

>>> Địa chỉ cung cấp dịch vụ sang tên sổ đỏ khi nhận chuyển nhượng đất từ người thân

>>> Nhà đang thế chấp có được làm thủ tục sang tên sổ đỏ cho người khác không?

>>> Phí công chứng nhà tính như thế nào? Bên nào sẽ phải chịu phí?

>>> Cước vận chuyển có được xuất theo bảng kê không?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *