Hàng tiêu dùng nội bộ có phải xuất hóa đơn, kê khai thuế giá trị gia tăng không? Cùng theo dõi bài viết sau để có câu trả lời.

>>>Xem thêm: Làm sổ đỏ tại phòng công chứng nào uy tín nhất tại Hà Nội ?

1. Hàng tiêu dùng nội bộ có phải xuất hóa đơn không?

Hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng nội bộ vẫn phải xuất hóa đơn, trừ khi đó là hàng hóa luân chuyển nội bộ và được sử dụng để tiếp tục quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Dưới đây là các định nghĩa và quy định liên quan:

Hàng hóa tiêu dùng nội bộ: Đây là các hàng hóa mà công ty sản xuất và sử dụng cho các mục đích nội bộ của họ, có thể phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh hoặc không.

Hàng hóa luân chuyển nội bộ: Được hiểu là hàng hóa được xuất ra ngoài để chuyển đến các kho nội bộ, được sử dụng để xuất bán, cung cấp vật tư, hoàn thành sản phẩm hoặc dịch vụ, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất hoặc kinh doanh cụ thể. Hàng hoá này có thể xuất ra hoặc di chuyển trong cùng một doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh, và thường không yêu cầu việc lập hóa đơn điện tử.

Quy định cơ bản được đưa ra tại khoản 1 của Điều 4 trong Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Theo đó:

Khi bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua. Điều này bao gồm cả các trường hợp hàng hoá và dịch vụ được sử dụng để khuyến mãi, quảng cáo, là hàng mẫu, hàng hoá hoặc dịch vụ được sử dụng cho mục đích cho, biếu, tặng, trao đổi hoặc trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách tính chi phí công chứng đơn giản, chính xác theo đúng quy định pháp luật.

Hàng hoá luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất thì không yêu cầu lập hóa đơn.

Như vậy, theo quy định này, hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng nội bộ phải được ghi nhận thông qua hóa đơn, trừ khi chúng là hàng hoá luân chuyển nội bộ và được sử dụng để duy trì hoạt động sản xuất.

Hàng tiêu dùng nội bộ có phải xuất hoá đơn không?

2. Có phải kê khai thuế không?

Tùy vào mục đích sử dụng của hàng hóa đó, nếu phục vụ sản xuất, kinh doanh thì không phải kê khai, tính thuế giá trị gia tăng và ngược lại.

Xem thêm:  Thuế tối thiểu toàn cầu: 5 thông tin cần biết từ năm 2024

Theo khoản 2 của Điều 3 trong Thông tư số 119/2014/TT-BTC, được sửa đổi và bổ sung bởi Thông tư số 219/2013/TT-BTC, quy định về việc tính thuế đối với các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng nội bộ như sau:

Giá tính thuế đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ:

Hàng hóa luân chuyển nội bộ, chẳng hạn như hàng hóa được xuất ra ngoài để chuyển đến các kho nội bộ, để xuất bán, cung cấp vật tư, hoàn thành sản phẩm, hoặc để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất hoặc kinh doanh, hoặc hàng hóa và dịch vụ được cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung cấp để phục vụ hoạt động kinh doanh thì không cần tính và nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT).

Theo Công văn số 326/CTHDU-TTHT ngày 11/03/2023:

Hàng hóa tiêu dùng nội bộ phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh: Không phải tính và nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT).

Hàng hóa tiêu dùng nội bộ không phục vụ sản xuất kinh doanh: Phải tính và nộp thuế giá trị gia trị gia tăng (GTGT) theo giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương vào thời điểm tiêu dùng nội bộ.

>>> Dịch vụ làm sổ đỏ cần chuẩn bị những loại hồ sơ gì? Thủ tục làm dịch vụ sổ đỏ như thế nào.

Tóm lại, các sản phẩm, hàng hóa, và dịch vụ tiêu dùng nội bộ sẽ được xử lý theo quy định về thuế GTGT tùy thuộc vào việc chúng có phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay không.

Hàng tiêu dùng nội dung có phải kê khai thuế không?

Trên đây là bài viết giải đáp về câu hỏi Hàng tiêu dùng nội bộ có phải xuất hoá đơn, kê khai thuế không? Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Thủ tục thay đổi họ tên cho người trên 18 tuổi thế nào?

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.66

>>> Quy trình làm thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu, cần chuẩn bị những hồ sơ, giấy tờ gì?.

>>> Hướng dẫn cách kiểm tra sổ đỏ gỉa chính xác nhất chỉ trong 1 phút.

>>> Thủ tục công chứng hợp đồng mua bán nhà mất thời gian bao lâu, chi phí tính ra sao?

>>> Thủ tục công chứng giấy tờ nhà đất có đắt không?. Không thực hiện có bị phạt không?

>>> Uỷ nhiệm xuất hoá đơn cho bên thứ 3 có được không?. Điều kiện lập hoá đơn cho 3 như thế nào?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *