Cá nhân, tổ chức có hoạt động liên quan đến các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp cần phải có giấy phép CITES. Bài viết này sẽ giải thích cụ thể giấy phép CITES là gì và thủ tục cấp như thế nào theo quy định của pháp luật.

>>>Xem thêm: Thủ tục công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế cần chuẩn bị những loại hồ sơ, mất thời gian bao lâu?.

1. Giấy phép CITES là gì?

Công ước về Thương mại Quốc tế các Loài Động Vật và Thực Vật Hoang Dã Nguy Cấp, được gọi là CITES (viết tắt từ tiếng Anh: Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora).

Giấy phép CITES là loại tài liệu cho phép thực hiện các hoạt động liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển mẫu vật của các loài động vật và thực vật hoang dã nguy cấp, bao gồm cả những loài được liệt kê trong danh sách Phụ lục CITES và các loài thực vật và động vật hoang dã, quý hiếm hoặc có nguy cơ nguy cấp trong rừng.

Các giấy phép CITES được cấp bởi Cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES tại Việt Nam và áp dụng cho các hoạt động sau đây:

Xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, tái nhập khẩu, và nhập nội từ biển mẫu vật của các loài động vật và thực vật hoang dã nguy cấp được liệt kê trong Phụ lục CITES.

Xuất khẩu mẫu vật của các loài thực vật và động vật rừng nguy cấp, quý hiếm, theo quy định tại Nghị định số 06/2019 và không nằm trong Danh mục các loài thuộc Phụ lục CITES.

Phụ lục CITES tại Nghị định số 06/2019 bao gồm:

Phụ lục I: Chứa danh sách các loài động vật và thực vật hoang dã đang bị đe dọa tuyệt chủng, và việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật của những loài này vì mục đích thương mại là cấm.

Phụ lục II: Liệt kê các loài động vật và thực vật hoang dã hiện chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có thể sẽ đe dọa nếu hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật của chúng không được kiểm soát.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn tìm địa chỉ văn phòng công chứng uy tín, công chứng lấy ngay nhanh nhất tại quận Cầu giấy, Hà Nội.

Phụ lục III: Gồm các loài động vật và thực vật hoang dã mà một quốc gia thành viên CITES yêu cầu các quốc gia thành viên khác hợp tác để kiểm soát hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu vì mục đích thương mại.

Giấy phép Cites là gì?

2. Thủ tục cấp giấy phép

Điều 23 của Nghị định số 06 năm 2019 quy định trình tự và thủ tục cấp giấy phép CITES cho việc xuất khẩu và tái xuất khẩu mẫu vật của các loài động vật và thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES như sau:

Xem thêm:  Trường hợp công chứng mua bán nhà đất rồi nhưng chủ đất không chịu giao sổ đỏ xử lý như thế nào?

2.1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép

Đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 12 được ban hành kèm theo Nghị định số 06.

Bản sao các tài liệu chứng minh nguồn gốc hợp pháp của mẫu vật theo quy định tại Nghị định số 06.

Đối với trường hợp xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu mẫu vật không vì mục đích thương mại, như để phục vụ nghiên cứu khoa học hoặc quan hệ ngoại giao, cần nộp thêm:

Bản sao của giấy phép nhập khẩu do Cơ quan quản lý CITES của nước nhập khẩu cấp đối với mẫu vật thuộc Phụ lục I CITES.

Bản sao của thỏa thuận hoặc hợp đồng về chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (trong trường hợp phục vụ nghiên cứu khoa học).

Văn bản xác nhận về mục đích quà biếu hoặc tặng ngoại giao được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (trong trường hợp phục vụ quan hệ ngoại giao).

Trong trường hợp xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu mẫu vật không vì mục đích thương mại, như để tham gia triển lãm, biểu diễn xiếc, cần nộp thêm:

Bản sao của quyết định cử đi tham dự triển lãm hoặc giấy mời tham dự từ tổ chức nước ngoài.

Bản sao của giấy phép nhập khẩu do Cơ quan quản lý CITES của nước nhập khẩu cấp đối với mẫu vật được quy định trong Phụ lục I CITES.

Trong trường hợp xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu mẫu vật thuộc danh mục mẫu vật săn bắn, cần nộp thêm:

Bản sao của hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của mẫu vật hoặc bản sao của giấy phép, chứng chỉ mẫu vật săn bắn do cơ quan có thẩm quyền của nước có liên quan cấp.

Trường hợp xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu mẫu vật tiền Công ước, cần nộp thêm bản sao hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của mẫu vật tiền Công ước hoặc bản sao của giấy phép CITES nhập khẩu (đối với trường hợp tái xuất khẩu mẫu vật).

>>>Xem thêm: Cách tìm kiếm cộng tác viên bán hàng đạt doanh thu cao, hiệu quả cho doanh nghiệp.

2.2. Trình tự thủ tục cấp phép

Các tổ chức và cá nhân có nhu cầu được cấp giấy phép có thể gửi hồ sơ trực tiếp, thông qua dịch vụ bưu điện, hoặc qua Hệ thống thủ tục hành chính một cửa quốc gia đến Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam sẽ thông báo cho tổ chức hoặc cá nhân trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam có trách nhiệm cấp giấy phép trong vòng 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Trong trường hợp cần tham vấn Cơ quan khoa học CITES Việt Nam hoặc cơ quan liên quan của nước nhập khẩu, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam sẽ tổ chức tham vấn và hoàn thành thủ tục cấp phép trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc.

Xem thêm:  Top 3 văn phòng công chứng quận Long Biên Hà Nội

Trong vòng 01 ngày làm việc kể từ ngày cấp giấy phép, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam sẽ trả giấy phép cho tổ chức hoặc cá nhân đề nghị và đăng tải thông tin về kết quả giải quyết lên cổng thông tin điện tử của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.

Thủ tục cấp giấy phép Cites xuất khẩu, tái xuất khẩu

Trên đây là bài viết giải đáp về câu hỏi Giấy phép CITIES là gì? Xin cấp như thế nào?. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Hướng dẫn làm thủ tục dịch vụ công chứng miễn phí tại văn phòng công chứng nhanh nhất tại Hà Nội.

>>> Quy trình làm thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu, cần chuẩn bị những hồ sơ, giấy tờ gì?.

>>> Hướng dẫn cách tính phí công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế chính xác nhất theo quy định của pháp luật.

>>> Có cần phải công chứng hợp đồng thuế nhà không?, chi phí hết bao nhiêu?

>>> Văn bản hành chính là gì? Văn bản hành chính gồm những loại nào?. Văn bản hành chính gồm những loại nào?.

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *