Tận dụng sự nổi tiếng của mình, nhiều nghệ sĩ và KOLs quảng cáo sai sự thật, gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ người tiêu dùng, gây ra nhiều hậu quả khó lường. Vậy khi quảng cáo không trung thực, xử lý như thế nào?

1. KOLs quảng cáo sai sự thật là như nào?

Hiện nay tại Việt Nam, KOLs (Người có sức ảnh hưởng) là những cá nhân có sức ảnh hưởng lớn trong nhiều lĩnh vực và đảm nhận nhiều vai trò khác nhau trong cuộc sống, có thể là ca sĩ, MC, hoặc những người có lượng theo dõi đáng kể trên các mạng xã hội như Facebook, Youtube, TikTok…

KOLs quảng cáo sai sự thật

Nhờ vào sự nổi tiếng và niềm tin của người hâm mộ, nhiều thương hiệu đã hợp tác với KOLs để quảng cáo sản phẩm của mình, nhằm kết nối và tiếp cận đối tượng tiêu dùng một cách nhanh chóng.

Hành vi quảng cáo không chính xác, làm người tiêu dùng nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ hoặc về chất lượng, số lượng, công dụng, kiểu dáng… là một trong những hành vi bị cấm theo khoản 9 của Điều 8 trong Luật Quảng cáo năm 2012.

>>> Xem thêm tại: Mục tiêu của chính sách tài khóa là gì?

Do đó, việc KOLs quảng cáo không trung thực là hành động của những người nổi tiếng, tận dụng uy tín và ảnh hưởng của mình để quảng cáo các sản phẩm một cách không chính xác hoặc gây hiểu lầm về công dụng, kiểu dáng… của sản phẩm.

2. Người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật bị phạt như nào?

Theo Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP hành vi người nổi tiếng đưa thông tin sản phẩm sai sẽ bị phạt như sau:

Người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật

Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng: Quảng cáo sử dụng một số từ không có tài liệu hợp pháp để chứng minh như các từ: Nhất, duy nhất, số một, tốt nhất…

Phạt tiền 60 – 80 triệu đồng và buộc cải chính thông tin: Quảng cáo không chính xác/gây nhầm lẫn về số lượng, giá, công dụng, chất lượng, bao bì, kiểu dáng, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, thời hạn bảo hành hoặc khả năng kinh doanh, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ…

Xem thêm:  Khi sửa chữa chung cư, cần phải xin phép ai?

>>> Xem thêm tại: Sự giống nhau giữa sao y và chứng thực trong công chứng.

Hơn nữa, người vi phạm còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trong khoảng 05 – 07 tháng; quyền sử dụng giấy xác nhận nội dung quảng cáo trong khoảng 22 – 24 tháng, và buộc phải tháo gỡ, xóa/thu hồi, tháo dỡ quảng cáo không trung thực như đã nêu trên.

Chú ý rằng, đây là mức phạt tiền áp dụng cho cá nhân. Nếu tổ chức vi phạm, mức phạt tiền sẽ là gấp đôi số tiền nêu trên và đạt tới mức cao nhất áp dụng cho tổ chức là 160 triệu đồng.

Không chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính, nghiêm trọng hơn, những người nổi tiếng tham gia quảng cáo và quảng cáo sai sự thật (KOLs) có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội quảng cáo gian dối theo quy định tại Điều 197 Bộ luật Hình sự mới nhất đang có hiệu lực. Cụ thể:

Phạt tiền trong khoảng 10 – 100 triệu đồng hoặc chịu hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: Nếu đã bị phạt hành chính hoặc kết án nhưng chưa xóa án tích về tội này mà tiếp tục vi phạm.

Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 05 – 50 triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định trong khoảng từ 01 – 05 năm.

Do đó, có thể nhận thấy rằng, việc KOLs quảng cáo không trung thực có thể bị xử phạt hành chính lên đến 80 triệu đồng (đối với cá nhân) hoặc 160 triệu đồng (đối với tổ chức), và trong trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể đối mặt với án tù lên đến 05 năm.

>>> Xem thêm tại: Hướng dẫn cách làm thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu theo quy định mới 2024.

Trên đây là bài viết giải đáp về câu hỏi KOLs quảng cáo sai sự thật bị xử phạt thế nào? Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Xem thêm:  Yêu cầu CSGT chứng minh vi phạm giao thông mới đưa giấy tờ: Đúng hay sai?

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.66

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Việc làm công chứng di chúc tại nhà được công nhận là di chúc hợp pháp?

>>> Thủ tục công chứng chuyển nhượng nhà đất mua bán cần những giấy tờ gì?

>>> Hưỡng dẫn chi tiết thủ tục công chứng giấy ủy quyền tại phòng công chứng.

>>> Mức phí công chứng hợp đồng ủy quyền hiện nay là bao nhiêu (cập nhật 2024).

>>> Thực hiện thủ tục công chứng văn bản chấm dứt hợp đồng ủy quyền cần chuẩn bị gì?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *