Ranh giới mong manh giữa thú vui và tệ nạn khi tham gia hoạt động đánh bài vào dịp Tết . Vậy, đánh bài ăn tiền ngày Tết có bị phạt không?
1. Không đánh bài ăn tiền trong dịp Tết
Làm thế nào để tham gia hoạt động chơi bài một cách vui vẻ vào dịp Tết mà không vi phạm pháp luật là một thách thức, đặc biệt khi có những đối tượng lợi dụng quan niệm này để biến chơi bài thành một hình thức kiếm lời mà không ý thức được những hệ lụy có thể gây ra, đặt ra một vấn đề nghiêm trọng.
Chơi bài có thể trở thành hành vi đánh bạc trái phép nếu mục đích của việc chơi bài không phải là để vui chơi và giải trí, mà là để đặt cược tiền hoặc hiện vật mà không có sự cho phép từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thực tế này đã được ghi nhận tại Khoản 1 Điều 1 trong Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP như sau:
“Đánh bạc trái phép” là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.“
>>> Xem thêm tại: Tết có được đốt pháo không? Mua pháo ở đâu là hợp pháp?
Từ các quy định trên, có thể nhận thấy rằng mọi hành vi đánh bài với mục đích cược tiền hoặc hiện vật mà không có sự cho phép là vi phạm luật về đánh bạc. Phụ thuộc vào mức độ vi phạm, người tham gia đánh bài ăn tiền có thể bị xử phạt hành chính hoặc thậm chí phải đối mặt với hình phạt tù.
2 Khung xử phạt với hành vi đánh bài ăn tiền
2.1 Với người tham gia
- Xử phạt hành chính
Theo Điều 28 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP, áp đặt mức phạt từ 01 – 02 triệu đồng đối với một trong những biểu hiện dưới đây:
+ Thực hiện đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác, với mục đích đánh bạc và thua bằng tiền, tài sản, hiện vật.
+ Đánh bạc thông qua công cự hỗ trợ như máy trò chơi điện tử trái phép;
+ Tham gia cá cược trái phép trong các sự kiện thi đấu thể thao, hoạt động vui chơi giải trí hoặc các sự kiện khác.
>>> Xem thêm tại: Khi bị bắt có cần làm thủ tục công chứng uỷ quyền cho luật sư không?
- Xử lý hình sự
Theo Điều 321 của Bộ luật Hình sự năm 2015, đã được sửa đổi năm 2017, người tham gia đánh bài trái phép có thể bị phạt tù với hình phạt cao nhất là 07 năm tù. Theo quy định trên, việc đánh bài sẽ chỉ chịu trách nhiệm hình sự trong hai trường hợp sau:
- Giá trị của tiền hoặc hiện vật là từ 5 triệu đồng trở lên.
- Giá trị của tiền hoặc hiện vật dưới 5 triệu đồng, nhưng đã bị xử phạt hành chính hoặc kết án mà chưa được xóa án tích liên quan đến các tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc.
2.2 Với người có hành vi chứa chấp
Mặc dù không tham gia trực tiếp vào việc chơi bài, nhưng nếu có hành động khuyến khích hoặc cho phép người khác sử dụng nhà mình để tổ chức đánh bài, cũng có thể bị áp đặt các hình phạt nặng theo quy định của pháp luật.
- Xử phạt hành chính
Dựa vào quy định tại khoản 4 Điều 28 của Nghị định 144, áp đặt mức phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng đối với các biểu hiện hành vi sau:
+ Tổ chức, tham gia, hoặc khích lệ người khác tham gia đánh bạc trái phép, hoặc thực hiện các hành vi rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để tham gia đánh bạc trái phép.
+ Sử dụng nhà, chỗ ở, phương tiện, hoặc bất kỳ địa điểm nào mà mình sở hữu hoặc quản lý để thực hiện hoạt động đánh bạc.
- Xử lý hình sự
Trong trường hợp đủ yếu tố cấu thành tội phạm, người thực hiện hành vi chứa chấp hoặc rủ rê đánh bài ăn tiền có thể bị khởi tố tội tổ chức đánh bạc, với mức phạt tù cao nhất là 10 năm tù, theo quy định tại Điều 322 của Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi năm 2017.
>>> Xem thêm tại: Đảm bảo hồ sơ khi thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.
Trên đây là bài viết giải đáp về câu hỏi Đánh bài ngày Tết chỉ bị phạt khi nào? Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.66
XEM THÊM TỪ KHÓA:
>>> Muốn làm công chứng văn bản chấm dứt hợp đồng ủy quyền bao gồm các bước nào?
>>> Khi đi thuê nhà có cần thiết phải làm thủ tục công chứng cho thuê nhà hay không?
>>> Thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất sử dụng trong trường hơp nào?
>>> Thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế bảo vệ quyền lợi gì của mình?
>>> Dịch thuật đa ngôn ngữ có bao gồm dịch thuật tiếng Ả Rập hay không?
DANH MỤC CÔNG CHỨNG
Sao y chứng thực giấy tờ, tài liệu
Dịch thuật, chứng thực bản dịch các loại văn bản
Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất
Công chứng văn bản thừa kế, phân chia di sản thừa kế
Công chứng di chúc, lưu giữ, bảo quản di chúc
Công chứng văn bản thỏa thuận về tài sản chung
Công chứng hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền
Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản
Công chứng hợp đồng mua bán Ô tô, Xe máy
Công chứng hợp đồng cho thuê, cho mượn BĐS
Cấp bản sao tài liệu, hợp đồng giao dịch