Trong thời đại hiện nay, vấn đề về việc chế nhạo, xúc phạm về ngoại hình và cân nặng của người khác, gọi là “body shaming,” đang trở thành một vấn đề quan trọng trong xã hội. Body shaming không chỉ gây tổn thương tinh thần cho những người bị đối mặt mà còn vi phạm quyền riêng tư và tôn trọng của họ. Trong nhiều trường hợp, việc chế nhạo người khác có thể bị xem xét và xử phạt theo luật pháp. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

>>> Có thể bạn quan tâm: Sổ đỏ là gì? Đất đang xảy ra tranh chấp có được cấp sổ không?

1. Body shaming là gì?

Hiện không có một định nghĩa cụ thể về Body shaming. Tuy nhiên, có thể hiểu đơn giản, đây là hành động của một người nhằm “miệt thị” ngoại hình, cơ thể của người khác thông qua các hành động như: Sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ… nhằm chê bai, chế giễu, đánh giá, phán xét… một cách ác ý về ngoại hình của người khác.

Body shaming

Những nạn nhân của Body shaming thường cảm thấy xấu hổ, tự ti, thậm chí có rất nhiều có thể bị tổn thương, đau khổ, cảm thấy bị xúc phạm, bị reo rắc những suy nghĩ tiêu cực, những ám ảnh tiêu cực… Không ít người vì liên tục bị những lời lẽ xấu xí mà suy sụp tinh thần, tự tử.

Như vậy, có thể hiểu, Body shaming là hành động chê bai người khác mang ý nghĩa tiêu cực dễ khiến nạn nhân trầm cảm thậm chí tìm đến cái chết vì cảm thấy tự ti, mặc cảm hoặc bị xúc phạm nhân phẩm, danh dự.

>>> Xem thêm: Thủ tục xin cấp sổ đỏ cần chuẩn bị giấy tờ gì?

2. Những mức độ ảnh hưởng đến nạn nhân chịu lời chế nhạo

Có thể với nhiều người, Body shaming chỉ đơn giản là trêu chọc mà không hề mang theo ý xấu nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Và rất nhiều người chưa nhận thức rõ ảnh hưởng tiêu cực của Body shaming mang lại.

Tuy nhiên, nếu chê bai ngoại hình với người có sẵn tâm lý tự ti, mặc cảm về ngoại hình của bản thân thì có thể hành động này sẽ có tác động vô cùng tiêu cực. Trong đó, có thể kể đến một số ảnh hưởng với nạn nhận bị Body shaming như sau:

– Mức độ nhẹ: Nạn nhân có thể sẽ chỉ cảm thấy khó chịu, không thoải mái khi nghe được những lời chê bai ngoại hình của mình.

– Mức độ nặng hơn: Nạn nhân sẽ nhận nhiều cảm xúc tiêu cực, cực kỳ khó chịu, tức giận với những lời chê bai ngoại hình của mình.

– Mức độ đặc biệt nặng: Nạn nhân sẽ cảm thấy cực kỳ tự ti, nhạy cảm, mặc cảm về ngoại hình và dần dần sẽ xa lánh, không muốn tiếp xúc với những người khác. Thậm chí, nặng nhất là trầm cảm và có thể tự tử hoặc làm ra những hành vi làm bị thương bản thân chỉ vì muốn khắc phục khuyết điểm của bản thân.

Trong một số trường hợp cá biệt, vì muốn thay đổi ngoại hình của bản thân để tránh bị Body shaming mà nhiều người đã tìm đến các biện pháp làm đẹp không an toàn tại các cơ sở thẩm mỹ việc không có uy tín, sử dụng mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng nhưng được quảng cáo “có tác dụng thần kỳ” như kem trộn… gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người đó.

Xem thêm:  Danh sách văn phòng công chứng tại quận Hai Bà Trưng

>>> Xem thêm: Nhà đang cầm cố, thế chấp tại ngân hàng có thực hiện dịch vụ sang tên sổ đỏ được không?

3. Body shaming đến mức độ nào thì bị phạt?

3.1 Xử phạt hành chính

Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, nếu có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác thì có thể bị phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng trừ trường hợp:

– Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ thì bị phạt tiền từ 04 – 06 triệu đồng (điểm b khoản 2 Điều 21).

– Xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình bị phạt từ 05 – 20 triệu đồng (Điều 54).

Ngoài ra, nếu đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự và nhân phẩm cá nhân trên môi trường mạng như trên mạng xã hội (Facebook, Zalo…) thì người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng (theo điểm a khoản 3 Điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).

Tuy nhiên, xúc phạm nhân phẩm, danh dự đến mức nào thì phải bị xử lý hành chính thì hiện chưa có văn bản nào quy định cụ thể. Tuy nhiên, có thể hiểu, việc xúc phạm nhân phẩm, danh dự là hình thức Body shaming ở mức độ rất nặng, không còn đơn thuần là những lời nói trêu ghẹo, đùa giỡn thông thường nữa.

Ở đây, Body shaming khiến nhân phẩm, danh dự của nạn nhân bị xâm phạm và để lại hậu quả nghiêm trọng đến mức bị trầm cảm, thậm chí còn muốn tự tử… thì tuỳ vào từng trường hợp, người vi phạm có thể bị phạt tiền theo các mức nêu trên.

Body shaming

3.2 Phải chịu trách nhiệm hình sự

Ở mức độ nhẹ hơn, người Body shaming có thể sẽ chỉ bị xử phạt hành chính. Tuy nhiên, nếu xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì có thể phải chịu trách nhiệm về Tội làm nhục người khác hoặc Tội vu khống. Cụ thể:

– Tội làm nhục người khác (Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015): Mức phạt từ cảnh cáo, phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng và nặng nhất đến 05 năm tù nếu làm nạn nhân tự sát…

– Tội vu khống (Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015): Hình phạt nhẹ nhất là bịa đặt, loan tin không đún nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự người khác sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm và nặng nhất là đến 07 năm tù nếu làm nạn nhân tự sát hoặc vì động cơ đê hèn…

>>> Xem thêm: Hướng dẫn thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất theo quy định mới 2023.

3.3 Phải bồi thường thiệt hại

Ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật (bị phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự), người có hành vi Body shaming người khác còn có thể phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân nếu việc Body shaming gây ra thiệt hại cho người đó.

Xem thêm:  Chia nợ ngân hàng khi ly hôn có được không?

Theo Điều 592 Bộ luật Dân sự, khi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác có thể phải bồi thường thiệt hại bởi đây là một trong những vấn đề được pháp luật bảo vệ và mọi người phải có nghĩa vụ tôn trọng (căn cứ Điều 34 Bộ luật Dân sự).

Về mức bồi thường, theo Điều 592 Bộ luật Dân sự, các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường. Nếu không thoả thuận được thì mức bồi thường tối đa không quá 10 lần mức lương cơ sở.

Trên đây là bài viết giải đáp về “Body shaming người khác có thể bị xử phạt”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Mua chung cư bằng hợp đồng ủy quyền có được cho phép không?

>>> Công chứng dịch thuật chuyên nghiệp, chính xác 100% tại Hà Nội

>>> Phí công chứng bằng tốt nghiệp có nhiều tiền không?

>>> Công chứng di chúc miệng thực hiện tại nhà có mất thêm phụ phí không?

>>> 05 lưu ý khi ký hợp đồng thuê nhà mà người lao động cần biết?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *